PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN VIỆT
Video hướng dẫn Đăng nhập

GIỚI THIỆU VỀ BỆNH COVID-19 VÀ CÁC NGUYÊN TẮC

CƠ BẢN TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID - 19 CHO HỌC SINH

(Theo QĐ số 3822/QĐ/BGDĐT ngày 23/11/2020)

 

PHẦN 1. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH COVID-19

1.1. Bệnh COVID-19 là gì?

Ngày 31 tháng 12 năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được thông
báo về các trường hợp viêm phổi không rõ nguyên nhân tại thành phố Vũ Hán,
Trung Quốc. Ngày 7 tháng 01 năm 2020 một loại vi rút Corona chủng mới được
xác định là nguyên nhân gây bệnh. Lúc đó, vi rút tạm thời được đặt tên là phiên
bản năm 2019 của vi rút Corona - nCoV (novel Corona vi rút). Tên bệnh được
tạm thời đặt là bệnh Viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona
2019.
          Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới công bố chính thức tên
bệnh là COVID-19, trong đó “CO” là chữ viết tắt của tên chủng vi rút CORONA,
“VI” là viết tắt cho vi rút (vi rút), “D” là viết tắt cho bệnh (tiếng Anh là Disease)
và 19 là năm 2019, năm phát hiện ra chủng vi rút mới này. Đây là một chủng chưa
từng được xác định ở người trước đây, thuộc họ corona vi rút (CoV), là một họ vi
rút lớn gây bệnh từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nặng hơn.
          Người được chẩn đoán mắc COVID-19 là ca bệnh nghi ngờ hoặc bất cứ
trường hợp nào đã được khẳng định bằng xét nghiệm dương tính với vi rút SARSCoV-2 tại các phòng xét nghiệm do Bộ Y tế cho phép.

1.2. Tác nhân gây bệnh COVID-19 – Vi rút SARS-CoV-2

Tác nhân gây bệnh COVID-19 là vi rút SARS-CoV-2 (tên gọi cũ là nCoV)
là một chủng vi rút Corona mới trước đây chưa từng được xác định trên người.
Đến nay đã xác định được 6 chủng vi rút Corona có khả năng lây nhiễm ở người
và SARS-CoV-2 là thành viên thứ bảy.

1.3. Phương thức lây truyền của bệnh COVID-19

Vi rút SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có thể lây truyền từ người mang
vi rút sang người lành qua các con đường sau:

Vi rút SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người qua những giọt bắn
từ mũi hoặc miệng của người mang vi rút, phát tán khi ho hoặc thở ra. Nếu hít
hoặc nuốt phải những giọt bắn có chứa vi rút SARS-CoV-2 thi se có nguy cơ bị
nhiễm bệnh. Đây là lý do tại sao phải cách xa người bệnh hơn 2 mét. Đến thời
điểm hiện nay, hinh thức này được coi là đường lây lan chính của bệnh.
          Vi rút SARS-CoV-2 nhiễm vào người lành do tiếp xúc với các vật thể có
vi rút trên bề mặt. Những giọt bắn do người mang vi rút phát tán khi ho, hắt hơi,
thở ra, rơi xuống các vật thể và các bề mặt xung quanh. Những người khác chạm
vào những vật thể hoặc bề mặt này, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của họ
cũng se có nguy cơ nhiễm vi rút SARS-CoV-2.

Khả năng tồn tại của vi rút SARS-CoV-2 trong môi trường:

Trên bề mặt đồ nhựa: 72 giờ.

Trên bề mặt thép không gỉ: 48 giờ.

Trên bề mặt bìa carton 24 giờ.
Trên đồ vật làm bằng đồng: 4 giờ.
Trong không khí: 3 giờ.

Khử trùng bằng dung dịch 0,1% sodium hypochlorite hoặc 60-70% cồn làm giảm đáng kể lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 trên các bề mặt trong vòng 1 phút.

1.4. Các triệu chứng của bệnh COVID-19
          Sau khi nhiễm vi rút SARS-CoV-2, các triệu chứng của bệnh COVID-19 có thể xuất hiện trong vòng 2-14 ngày, trung binh 5 ngày, người bị nhiễm vi rút có thể có các triệu chứng sau:

- Ho.

- Sốt.
- Khó thở.

- Đau cơ.

- Đau họng.

- Không cảm nhận được mùi, vị không rõ nguyên nhân.
- Tiêu chảy.
- Đau đầu.
Lưu ý:
Một số trường hợp có thể không có triệu chứng hoặc chỉ có ho nhẹ, không

có sốt.

Các triệu chứng ban đầu thường gặp: mệt mỏi, nhức đầu, đau họng hoặc
sốt, mất cảm giác về mùi hoặc hương vị.
Các triệu chứng có thể nhẹ lúc ban đầu và nặng dần lên sau 5-7 ngày, với
ho và khó thở ngày càng xấu đi, tiến triển thành viêm phổi.
         - COVID-19 có thể dẫn đến các vấn đề hô hấp nặng, suy thận hoặc tử vong.
1.5. Xử trí tại nhà khi nghi ngờ mắc bệnh COVID-19
         - Có khó thở nặng, hãy gọi cấp cứu 115 và nói với họ về các triệu chứng của bạn.
         - Nếu không có khó thở nặng, gọi cho các đường dây tư vấn của Bộ Y tế
(đường dây nóng: 19009095) hoặc các cơ quan y tế địa phương gần nhất và thảo
luận về các triệu chứng của bạn qua điện thoại. Bác sĩ se hướng dẫn các bước tiếp
theo, tư vấn về việc làm xét nghiệm COVID-19. Đối với trường hợp nhẹ hơn, bác
sĩ có thể se khuyên bạn nên nghỉ ngơi tại nhà và tự cách ly.
1.6. Đối tượng có nguy cơ mắc COVID-19
         - Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc COVID-19.
         - Người cao tuổi, người mắc các bệnh mạn tính khác phối hợp (như bệnh
tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghen mãn tính, viêm phế
quản mãn, xơ gan, viêm gan, bệnh thận mãn tính) có nguy cơ lây nhiễm và tử
vong do nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn.
         - Những người làm công việc tiếp xúc nhiều với nguồn bệnh như nhân viên
y tế, nhân viên hàng không, đường sắt, người điều khiển phương tiện giao thông
công cộng… có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

PHẦN 2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 CHO HỌC SINH
          Học sinh thực hành phòng, chống dịch COVID-19 theo 3 giai đoạn: trước khi đến trường, khi ở trường và sau khi rời trường.
2.1. Trước khi học sinh đến trường
          Theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 914/BYT-MT ngày 26/2/2020
về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong trường học,
ký túc xá, nhà trường cần khuyến cáo học sinh trước khi đến trường cần được đo
nhiệt độ và theo dõi sức khỏe tại nhà.
          Như vậy đối với trẻ em mầm non, học sinh tiểu học, các em cần được cha
mẹ đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe cho con ở nhà. Học sinh trung học cơ sở, trung
học phổ thông có thể tự đo nhiệt độ và tự theo dõi sức khoẻ để nhận biết những
dấu hiệu không khoẻ. Nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động cho trẻ nghỉ học, theo
dõi sức khỏe, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị.
          Nếu học sinh đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan
y tế do là đối tượng nghi tiếp xúc với người tiếp xúc gần, hoặc sinh sống trong
khu vực cách ly (thuộc nhóm cách ly vòng 3 và vòng 4), cha mẹ cho học sinh ở
nhà và thông báo cho nhà trường.
2.2. Trong khi học sinh học tập tại trường
          Học sinh cần thực hiện các nội quy sau:
1) Rửa tay đúng cách với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
tay thường xuyên tại các thời điểm:
+ Rửa tay trước khi vào lớp.
+ Rửa tay trước và sau khi ăn.
+ Rửa tay sau khi ra chơi, nghỉ giữa giờ.
+ Rửa tay sau khi đi vệ sinh.
+ Rửa tay khi tay bẩn.
          Trên thực tế hiện nay, nhiều trường học không đủ vòi nước để tất cả học sinh cùng rửa tay sau khi ra chơi hoặc nghỉ giữa giờ. Do đó, nhà trường có thể sử
dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh (hay còn gọi là dung dịch có chứa cồn, nước
rửa tay khô) và hướng dẫn học sinh sử dụng dung dịch sát khuẩn tay trong các
thời điểm như trước khi vào lớp, trước và sau khi ăn, sau khi ra chơi hay nghỉ giữa
giờ. Hướng dẫn sát khuẩn tay bằng dung dịch có chứa cồn đã được giới thiệu ở
phần trên.
          Tại các thời điểm sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, tốt nhất là rửa tay với
nước sạch và xà phòng.
2) Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi (tốt nhất bằng giấy lau sạch, khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp). Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay.
3) Không đưa tay lên mắt, mũi miệng.
4) Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, binh nước, khăn mặt, khăn lau tay, gối, chăn…
5) Không khạc, nhổ bừa bãi.
6) Không tụ tập đông người trong các giờ nghỉ giữa giờ, giờ ra chơi.
7) Nếu thấy bản thân hoặc bạn khác có sốt, ho, đau họng, khó thở thi báo
ngay cho thầy cô giáo.
8) Đeo khẩu trang đúng cách.
9) Tránh kỳ thị, xa lánh hay trêu chọc bạn bè.
10) Bỏ rác đúng nơi quy định.
2.3. Sau khi học sinh rời trường
          Khi về nhà, học sinh cần thực hiện các nội dung sau:
1) Rửa tay đúng cách thường xuyên với nước sạch và xà phòng, hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh, chú ý các thời điểm: trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi, sau khi đi học về, sau khi tiếp xúc với vật nuôi, khi thấy tay bẩn.
2) Giữ ấm cơ thể về mùa lạnh. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Khôngsử dụng thực phẩm không có nguồn gốc, không ăn thức ăn nghi không đảm bảoan toàn vệ sinh.
3) Không đưa tay lên mắt, mũi miệng.
4) Giữ bề mặt nhà cửa sạch se, thông thoáng. Làm sạch nền nhà, bề mặt bàn học, dụng cụ học tập, tay nắm cửa hàng ngày bằng các chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch sát khuẩn.
5) Xúc miệng, họng bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp hoặc nước muối loãng.
6) Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho, khó thở. Trong trường hợp phải tiếp xúc, cần giữ khoảng cách trên 2 m và đeo khẩu trang đúng cách.
7) Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi (tốt nhất bằng giấy lau sạch, khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp).
Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay.
8) Tránh nơi tập trung đông người. Trong trường hợp ra khỏi nhà đến nơi công cộng hoặc đông người, lưu ý việc đeo khẩu trang đúng cách.
9) Không khạc nhổ bừa bãi.
10) Tự theo dõi sức khỏe. Nếu thấy không khỏe, cần chú ý đo nhiệt độ. Khi có các biểu hiện như sốt, ho, khó thở, học sinh cần nghỉ học ở nhà. Trong trườnghợp này, cha mẹ học sinh cần báo cáo tinh hinh sức khỏe của học sinh đến nhà trường.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CƠ BẢN TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID - 19 CHO HỌC SINH (Theo QĐ số 3822/QĐ/BGDĐT ngày 23/11/2020) ... Cập nhật lúc : 1 giờ 45 phút - Ngày 6 tháng 1 năm 2022
Xem chi tiết
Trong không khí hân hoan cùng cả nước chào mừng Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, hòa chung không khí tưng bừng, phấn khởi của hàng triệu học sinh trong cả nước chào đón năm học mới, ng ... Cập nhật lúc : 1 giờ 41 phút - Ngày 6 tháng 1 năm 2022
Xem chi tiết
THÔNG BÁO CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN VIỆT (Về việc đi học trở lại của học sinh toàn trường từ ngày 20/9/2021) ... Cập nhật lúc : 1 giờ 22 phút - Ngày 6 tháng 1 năm 2022
Xem chi tiết
Các em học sinh thân mến! Hiện nay, nhu cầu về giao thông ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, tai nạn giao thông và những bức xúc về giao thông lại đáng gây sức ... Cập nhật lúc : 1 giờ 16 phút - Ngày 6 tháng 1 năm 2022
Xem chi tiết
Tháng 11 lại về trong không khí hân hoan của cả nước hướng về ngày Nhà giáo VN 20 tháng 11, ngày mà cả xã hội với tấm lòng trân trọng tôn vinh công lao cao cả đối với nhà giáo, chúng ta ai c ... Cập nhật lúc : 1 giờ 10 phút - Ngày 6 tháng 1 năm 2022
Xem chi tiết
Ngày Sách Việt Nam là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội. Góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc ... Cập nhật lúc : 16 giờ 4 phút - Ngày 20 tháng 4 năm 2021
Xem chi tiết
Tài trợ cho Dự án “ Phát triển thư viện nhà trường thành hạt nhân văn hóa đọc” trên địa bàn xã Tân Việt , Thanh hà , Hải Dương ... Cập nhật lúc : 15 giờ 48 phút - Ngày 20 tháng 4 năm 2021
Xem chi tiết
BÁO CÁO HỘI THẢO MÔN TOÁN LỚP 1 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 ... Cập nhật lúc : 15 giờ 5 phút - Ngày 20 tháng 1 năm 2021
Xem chi tiết
Hiến máu cứu người là nghĩa cử cao đẹp của mỗi người dân Việt Nam và là truyền thống tương thân tương ái “Lá lành đùm lá rách”, "Trái Tim Khỏe Mạnh - Hiến Máu Cứu Người" của dân tộc ta. ... Cập nhật lúc : 14 giờ 25 phút - Ngày 25 tháng 6 năm 2020
Xem chi tiết
Bài tuyên truyền phòng tránh tai nạn đuối nước. Cách phòng tránh đuối nước cho trẻ em ... Cập nhật lúc : 14 giờ 13 phút - Ngày 25 tháng 6 năm 2020
Xem chi tiết
12