PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN VIỆT
Video hướng dẫn Đăng nhập

BÁO CÁO HỘI THẢO MÔN TOÁN LỚP 1 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU

THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

Tân Việt, ngày 8 tháng 1 năm 2021

Người thực hiện : Tiêu Thị Chuyên- Phó hiêu trưởngtrường TH Tân Việt – Thanh Hà

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học lớp 1, tạo cơ hội cho CBQL và GV trao đổi, chia sẻ, cùng tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình GDPT 2018 của giáo viên lớp 1 tại các trường Tiểu học. Sau hội thảo chuyên đề môn Tiếng Việt tại trường TH Thanh Hải,hôm nay, trường Tiểu học Tân Việt tiếp tục tổ chức hội thảo sách giáo khoa môn toán lớp 1 bộ sách Cánh Diều.

Về dự và chỉ đạo hội thảo có:

1. Đồng chí Nguyễn Hữu Thiên – Phó trưởng phòng Tiểu học Sở GD&ĐT Hải Dương.

2. Đồng chí Nguyễn Thị Bích Huệ – Phó trưởng phòng Tiểu học Sở GD&ĐT Hải Dương.

3. Đồng chí Lê Thị Chuyên – Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Thanh Hà

4. Đồng chí Nguyễn Đức Vương – Chuyên viên phòng GGD&ĐT huyện Thanh Hà

cùng  9 trường Tiểu học trong huyện cùng dạy sách Toán Cánh Diều.

II.THỰC TRẠNG VIỆC DẠY HỌC TOÁN 1 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU THEO CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG 2018

1. Thuận lợi

          - Phòng GD&ĐT Thanh Hà quản lý, chỉ đạo sát sao việc triển khai CTGDPT 2018 đặc biệt với lớp 1.

- Tất cả GV tham gia giảng dạy lớp 1 đã được tham gia lựa chọn SGK, được tập huấn chương trình sách giáo khoa do PGD, SGD,  BGD tập huấn. Đội ngũ GV nhiệt huyết, có nhiều kinh nghiệm dạy học lớp1, chuẩn bị sẵn tâm thế triển khai chương trình GDPT 2018.

          - Trong hè và 18 tuần học qua, BGH các nhà trường đã đồng hành cùng tổ 1  sinh hoạt chuyên môn để trao đổi, thảo luận tháo gỡ những khó khăn khi giảng dạy, yêu cầu GV cùng tổ chuyên môn linh hoạt trong quá trình thực hiện.

- Đa số PHHS đều quan tâm đến việc học của con em: mua và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc con em học bài ở nhà, sẵn sàng ủng hộ về cơ sở vật chất (mua ti vi kết nối được Internet) phục vụ cho việc học tập của con em.

Về sách giáo khoa:

Qua tham khảo, nghiên cứu 5 bộ sách, chúng tôi thấy bộ SGK Cánh Diều khá phù hợp với tình hình thực tế của trường cũng như điều kiện KT-XH ở địa phương. Mức độ kiến thức trong bộ sách đi từ thấp đến cao, dễ đến khó. Đặc biệt, sách đề cao mục tiêu “Mang cuộc sống vào trong bài học - Đưa bài học vào trong cuộc sống”, mỗi chủ đề trong SGK Toán 1 Cánh Diều đều được bắt đầu bằng một tranh vẽ gần gũi, phù hợp với nội dung, mỗi chủ đề được phân chia thành các bài học, mỗi bài học lại được tổ chức thành một chuỗi hoạt động học tập của HS hướng đến việc khám phá, phát hiện, thực hành, vận dụng, giải quyết vấn đề trong thực tiễn, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. 

Sách Toán 1 Cánh Diều tinh giản, thiết thực nhưng vẫn thực hiện đầy đủ nội dung của chương trình, là điều mà các giáo viên rất tâm đắc. Đổi mới và sáng tạo sâu sắc nhưng vẫn đậm nét kế thừa chương trình hiện hành đã khiến SGK Toán lớp 1 Cánh Diều không lạ lẫm khi GV tiếp cận và thực hiện bài giảng.

2. Khó khăn

- Vì là năm đầu tiên thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa nên giáo viên còn bỡ ngỡ trong việc tiếp cận chương trình GDPT mới. Mặc dù đã được tập huấn, nghiên cứu kĩ chương trình song một số GV còn lúng túng khi thực hiện PPDH mới, việc hình thành phát triển một số năng lực, phẩm chất cho HS GV làm chưa tốt.

- Việc soạn bài của GV còn mất nhiều thời gian, công sức gây áp lực, quá tải về cả sức khoẻ lẫn tinh thần ảnh hưởng đến việc giảng dạy.

- Do hệ thống mạng  Internet không ổn định, còn chậm gây mất thời gian khi GV khai thác ngữ liệu trên sáchđiện tử.

-Còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con mình, coi việc dạy con học là việc của cô.

Về sách giáo khoa:

Với bộ sách Cánh diều, bên cạnh những ưu điểm nổi bật, cũng còn những bất cập cần có sự điều chỉnh. Cụ thể:

- Sách đã đưa thêm nội dung kiến thức khá trừu tượng với học sinh. VD bài Khối hộp chữ nhật,Khối lập phương (SGK trang 52).

- Sự sắp xếp một số bài học trong sách chưa khoa học, yêu cầu của một số bài tập khá dài, chưa logic với môn Tiếng Việt, nhiều chữ trong yêu cầu của bài tập các em chưa được học, hạn chế trong việc các em hiểu được đề bài.

VD: Các yêu cầu của Bài 1, 2 trong bài Khối hộp chữ nhật, Khối lập phương.... (trang 52 – Toán 1). Bài 1: Xem các hình sau rồi kể tên đồ vật có dạng khối hộp chữ  nhật, khối lập phương. Bài 2: Mỗi hình sau có bao nhiêu khối hộp chữ nhật? khối lập phương? Xếp hình em thích bằng những khối hộp chữ nhật và những khối lập phương. Bài này dạy trong tuần 10, ở thời điểm này nhiều tiếng các em chưa đọc được. Hay bài Các số 11,12,13,14,15,16, các em chưa học vần ươi trong khi đó các em phải đọc số "mười một, mười hai,..." thì mới làm được bài 3 trang 87, bài 3 trang 90...).

- Số lượng kiến thức trong một bài còn tương đối nặng, chưa rõ ràng.

VD:  Bài Các số 7, 8, 9.Thời điểm đầu năm học mà một bài học sinh phải học đến ba số 7, 8, 9; trong khi chương trình cũ các em được học  bài này trong 3 tiết hay bài Các số 11,12,13,14,15,16. Đây là bài đầu tiên các em làm quen với số có 2 chữ số,học sinh  phải học tới 6 số, các tiết tiếp theo các em đã làm quen thì chỉ học 4 số (Bài các số 17,18,19,20).Bài Lớn hơn, dấu >. Bé hơn, dấu <. Bằng nhau, dấu = cũng chỉ dạy trong 1 tiết; trong khi đó chương trình cũ dạy thành 3 tiết.Dấu lớn hơn, dấu bé hơn, dấu bằng học từ tuần 4 xong các bài học tiếp theo không có những dạng bài tập về điền dấu này khiến học sinh quên kiến thức đã học.

- Nội dung kiến thức về bảng cộng, bảng trừ các số trong phạm vi 10 chưa tường minh. SGK không phân chia cụ thể từng bài về bảng cộng, bảng trừ các số trong phạm vi 10 mà chỉ chọn lọc dạy bốn bài Phép cộng trong phạm vi 6; Phép cộng trong phạm vi 10; Phép trừ trong phạm vi 6; Phép trừ trong phạm vi 10. Mặc dù mỗi bài đã dạy thành 2 đến 3 tiết nhưng không cụ thể, kiến thức trong từng bài không rõ ràng như sách cũ (Có từng bài với từng phép cộng, phép trừ trong phạm vi, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10) nên HS khó ghi nhớ kết quả các phép tính, làm bài tập còn sai nhiều.

- Quy trình hình thành số trong SGK chưa hợp lí : Từ đồ dùng trực quan (vật thật) – chữ ghi số - số - viết số.

-  Khi học bài So sánh các số trong phạm vi 100 (trang 109). Học sinh mất thời gian nhìn bảng các số từ 1 -> 100 để so sánh thứ tự số trong dãy số làm cho các em ghi nhớ máy móc.

- Nội dung bài học trong  sách giáo khoa không phân chia thành từng tiết rõ

 ràng (còn gộp 2, 3 tiết vào 1 bài học) dẫn đến khó khăn khi soạn bài và phân chia

lượng kiến thức cho phù hợp trong mỗi tiết học.

- Sách giáo viên nội dung soạn và hướng dẫn còn quá ngắn gọn, sơ sài chưa diễn tả được hết ý tưởng của SGK gây khó khăn đối với giáo viên khi muốn tìm hiểu nội dung và ý tưởng của sách nhất là đối với GV mới dạy lớp 1.

III. GIẢI PHÁP

Để tháogỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy môn Toán lớp 1, chúng tôi đã thực hiện như sau:

Thứ nhất:Trước khi vào năm học, tất cả GV trong tổ chuyên môn cùng BGH nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi chia sẻ để thống nhất xây dựng kế hoạch giáo dục của môn học theo từng tuần trên tinh thần Chương trình là pháp lệnh, SGK chỉ là lựa chọn. Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của chương trình để soạn bài, điều chỉnh nội dung học tập. Phân chia các bài học thành từng tiết cho hợp lí phù hợp với năng lực của giáo viên và học sinh. Với những bài học có yêu cầu dài, học sinh chưa đọc được thì giáo viên đọc mẫu, học sinh nhắc lại yêu cầu nhiều lần và thực hiện làm miệng.Chuyển một số bài tập có nội dung dài, khó hiểu thành những câu chuyện hoặc trò chơi để học sinh dễ tiếp thu. Khi dạy các bài về hình thành các số có thể thay đổi quy trình từ đồ dùng trực quan (vật thật) – số lượng (số) – cách đọc số - cách viết số.Với bài Phép cộng trong phạm vi 6; Phép cộng trong phạm vi 10; Phép trừ trong phạm vi 6; Phép trừ trong phạm vi 10 nên xây dựng lại nội dung từng tiết học. Tổ chức tách mỗi tiết học sinh học một bảng cộng hoặc một bảng trừ để các em dễ ghi nhớ. Nếu thời lượng dạy không đủ có thể chuyển xuống tiết tăng buổi 2/ngày. Bài so sánh các số trong phạm vi 100 giáo viên vẫn có thể linh hoạt giới thiệu cách so sánh các số theo hàng như chương trình cũ để học sinh dễ nhớ, dễ hiểu.

Thứ hai: Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống; kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn. Cấu trúc bài học bảo đảm tỉ lệ cân đối, hài hoà giữa kiến thức cốt lõi, kiến thức vận dụng và các thành phần khác.        

Sử dụng đủ và hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với môn Toán; với học sinh nên sử dụng bảng con, phấn trắng để vừa rèn cho các em cách trình bày, giáo viên vừa dễ kiểm soát được tất cả học sinh. Ngoài ra, khuyến khích giáo viên có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm phù hợp với nội dung học và các đối tượng học sinh; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp và hiệu quả.

Thứ ba: Trong mỗi tiết dạy GV cần chú ý đưa ra các nhiệm vụ ngắn gọn và cụ thể. Có thể áp dụng các kí hiệu của Công nghệ vào dạy học Toán. Mỗi khi đưa ra nhiệm vụ, GV cần nghiêm khắc và yêu cầu 100% HS trong lớp phải thực hiện.

Thứ tư : Khi dạy bài Khối hộp chữ nhật, khối lập phương GV không đặt nặng kiến thức khái niệm khoa học về Khối hộp chữ nhật, khối lập phương mà chỉ cần đơn giản giúp HS nhận biết được Khối hộp chữ nhật, khối lập phương qua hoạt động thực tế quan sát, sờ, nắm... các đồ dùng, vật thật.

IV. PHÂN TÍCH BÀI SOẠN MINH HỌA

Tên bài : Các số11;12;13;14;15;16

Bài dạy trong 2 tiết: Dự kiến tiết 1 gồm HĐ khởi động, Khám phá, Luyện tập (bài 1,2). Tiết 2 gồm HĐ luyện tập, vận dụng (bài 3,4,5).

          Lí do chọn bài dạy:

- Đây là bài học đón đầu nội dung học toán trong học kì II: Các số trong phạm vi 100.

- Nội dung bài học dài, khó định hướng chia nội dung trong từng tiết học.

- Tranh ảnh trong sách giáo khoa một số hình quả không gần gũi với học sinh địa phương, các em không nhận ra tên quả (quả măng cụt) nên trong tiết học thay thế tranh ảnh bằng vật thật để học sinh có điều kiện quan sát,  sờ, nắm ... khi hình thành kiến thức mới.

- Quy trình hình thành số trong SGK chưa hợp lí : Từ đồ dùng trực quan (vật thật) –chữ ghi số - số - viết số. Chúng tôi đãthay đổi là : Từ đồ dùng trực quan (vật thật) – số lượng (số) – đọc số - viết số.

- Thiết kế bài tập bằng trò chơi để học sinh hứng thú học tập, giảm áp lực, căng thẳng cho các em.

Trong tiết dạy, đã sử dụng các phương tiện dạy học:HS: Bảng con, phấn trắng, các thẻchục que tính và các que tính rời.GV: Giáo án điện tử. Bộ đồ dùng dạy Toán, thẻ chữ, một số loại quả (táo, chanh, nhãn, cà chua).

Phương pháp dạy học : Hỏi đáp, thực hành, trò chơi, trải nghiệm với vật thật.

Hình thức tổ chức dạy học : Hoạt động cả lớp, hoạt động nhóm 2, nhóm 4, hoạt động cá nhân.

Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh:

-  Thông qua các hoạt động trải nghiệm với vật thật, các thao tác với que tính trong từng trường hợp để tạo lập số, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

- Thông qua việc đọc, viết số việc thực hành giải quyết các bài tập về viết số, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giaotiếp toán học.

- Qua quá trình thực hiện tương tự việc tạo lập số, phân tích để ghi số ở bài tập 1, phân tích để viết được số trong bảng ở bài tập 2, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

Trong tiết học đã sử dụng các hình thức đánh giá:

 - Giáo viên đánh giá học sinh: GV quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét bằng lời quá trình học tập của HS thông qua việc học sinh trả lời câu hỏi hoặc học sinh chia sẻ những điều em biết, em hiểu trong các hoạt động. Khen ngợi, động viên HS; nhận xét định tính về các câu trả lời cũng như việc hình thành và phát triển một số năng lực,phẩm chất của HS trong quá trình học tập.

- Tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau. GV tổ chức cho HS được tham gia đánh giá và nhận xét lẫn nhau trong quá trình học nhóm, học cả lớp nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS trong quá trình học môn Toán.

- Học sinh tự đánh giá bản thân mình qua việc nghe giáo viên và các bạn trình bày chia sẻ kết quả, học sinh tự đánh giá được kết quả của mình, để tự điều chỉnh cách học của bản thân.

Như vậy thông qua đánh giá GV rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động dạy học ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ; phát hiện những khó khăn của HS để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định phù hợp về những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi HS để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập của học sinh.

V. KIẾN NGHỊ

1. Với giáo viên:

- GV tích cực nghiên cứu SGK, mục tiêu tiết học, dự giờ đồng nghiệp, điều chỉnh linh hoạt nội dung chương trình để phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp.

- Tăng cường sử dụng các phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học hiện đại để hình thành các năng lực, phẩm chất cho học sinh thông qua môn Toán.

- Kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống như sử dụng bảng con phấn trắng, que tính khi học toán.

- Linh hoạt khi tổ chức đánh giá học sinh.

2. Với tổ chuyên môn:

          - Đổi mới sinh hoạt chuyên môn: tập trung trao đổi, thảo luận nội dung, phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học các môn học;

- Tổ chức chuyên đề theo nghiên cứu bài học để giáo viên có cơ hội tham gia giảng dạy, trải nghiệm và được học hỏi đồng nghiệp.

- Hạn chế họp các nội dung mang tính hành chính, sự vụ.

3. Với các nhà trường:

          Chỉ đạo sát sao việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhất là với lớp 1.

          Tích cực dự giờ, tư vấn phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học cho GV. Tham gia sinh hoạt chuyên môn cùng tổ 1 để kịp thời giải đáp khó khăn, vướng mắc cho GV.

4. Với Phòng giáo dục:

- PGD tiếp tục chỉ đạo các trường sử dụng cùng loại sách tổ chức hội thảo các dạng bài để giúp GV thực hiện tốt chương trình SGK mới.

5. Với Bộ giáo dục:

- Điều chỉnh nội dung, sắp xếp lại các bài học cho khoa học hơn. Đảm bảo lô gic với kiến thức môn Tiếng Việt.

Trên đây là báo cáo chuyên đề hội thảo về sách giáo khoa môn Toán lớp 1 bộ sách Cánh Diều. Chúng tôi rất mong được đón nhận ý kiến đóng góp của các đồng chí, đồng nghiệp; các đồng chí lãnh đạo các cấp để buổi hội thảo được thành công tốt đẹp.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

GIÁO ÁN MINH HỌA

                         Bài dạy: Các số 11,12,13,14,15,16

                                                          GV dạy: Nguyễn Thị Nhạn

I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

-  Đếm, đọc, viết các số từ 11 đến 16.

- Nhận biết thứ tự các số từ 11 đến 16.

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Phát triển các NL toán học: NL mô hình toán học, NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên

- Bài giảng điện tử.

- Các thẻ chục que tính và các que tính rời.

- Các thẻ số từ 11 đến 16 và các thẻ chữ: mười một, ..., mười sáu.

- 4 loại quả: mỗi loại có số lượng là 11, 12, 14, 15

2. Học sinh

- Bộ đồ dùng Toán.

III. Các hoạt động dạy và học

A. Ổn định tổ chức

- GV tổ chức cho HS vận động theo bài hátTập đếm.

+ Lời bài hát đã nhắc đến những số nào?

+ Đó là các số đã học trong phạm vi 10. Trong các số đó số nào lớn nhất ? Số nào bé nhất ? Số nào có 2 chữ số ?

- Nhận xét, tuyên dương học sinh.

 

- HS hát, vận động theo.

 

- HS: 1,2,...,10.

 

- HS trả lời cá nhân.

 

 

B. Bài mới:

1. Khởi động

- GV: Lớp mình những bạn nào đã từng theo mẹ  đi chợ?

- Hôm nay, cô trò sẽ đi chợ qua màn ảnh nhỏ.

+Cô bán hàng bán những loại hoa quả gì?

+Mỗi loại quả có số lượng là bao nhiêu?

- Nhận xét tuyên dương học sinh.

- GV tích hợp GD HS: Các loại quả trên đều rất giàu vi ta min nên rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy chúng ta cần thường xuyên ăn hoa quả. Để đảm bảo vệ sinh, trước khi ăn, chúng ta cần phải rửa và gọt vỏ.

* Làm quensố 13.

(Đưa sile hình ảnh chứa số quả cam)

+ Hãy đếm và cho biết có bao nhiêu quả cam?

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS quan sát trên màn hình.

 

- HS nêu tên các loại quả.

 

- HS hoạt động nhóm 2 thực hiện đếm, trả lời.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS quan sát.

- HS đếm và trả lời:

+ Có mười ba quả cam.

+ Bên trái có mười quả cam, bên phải có 3 quả cam. Có tất cả 13 quả cam.

- Thực hành kiểm tra lại.

- Chốt: 10 quả cam và 3 quả cam tất cả là 13 quả cam.

* GV đưa 13 que tính gồm một thanh 10 và 3 que tính rời.

- Có bao nhiêu que tính?

- GV nhận xét,chốt: 1 thanh gồm 10 que tính và 3 que tính rời là 13 que tính.

+Hai nhóm đồ vật: que tính và quả cam có gì giống nhau?

- Để chỉ số lượng của 2 nhóm đồ vật này ta dùng  số 13. GV gắn số 13.

- Yêu cầu HS đọc số.

- GV nhận xét, chốt cách đọc số: Đọc từ trái sang phải. GV đọc mẫu: Mười ba.

+ Số 13 có mấy chữ số? là những chữ số nào?

 

- Yêu cầu nhắc cá nhân, đồng thanh.

- HD viết số 13:

+ Đưa số 13 mẫu.

+ Nêu cách viết: Thực hiện viết từ trái sang phải. Viết chữ số 1 trước, cách nửa ô viết chữ số 3.

+ Viết mẫu.

- GV nhận xét.

- HS thực hành đếm cả lớp.

 

 

- HS qua sát.

 

- HS trả lời cá nhân.

 

 

- HS đều có số lượng là mười ba.

 

 

 

- HS đọc số: mười ba

 

- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.

- HS nêu cá nhân: Số 13 có 2 chữ số chữ số 1 đứng trước, chữ số 3 đứng sau.

 

 

- HS quan sát.

- HS nghe.

 

 

- Thực hiện viết bảng con.

 

* Làm quen với số 16

- Đưa sile nhóm quả tiếp theo.

- Có bao nhiêu quả xoài?

- GV nhận xét, chốt: Có 16 quả xoài.

+ Hãy lấy sốque tính tương ứng với số quả xoài.

 

+ 16 quả xoài, 16 que tính. Hãy gài số để chỉ số lượng của hai nhóm đồ vật trên.

GV chốt: Để chỉ mười sáu quả xoài, mười sáu que tính ta có số 16.

- Yêu cầu đọc số 16.

 

+ Số 16 có mấy chữ số là những chữ số nào?

- HD viết số 16.

+ Đưa số 16 mẫu.

+ Nêu cách viết số 16.

+ Nhận xét cách viết số của học sinh.

+ Chúng ta vừa được làm quen với hai số nào?

 

 

- HS đếm, trả lời: Có 16 quả xoài.

 

- HS thực hiện với bộ đồ dùng.

- Một HS thực hiện trên bảng lớp.

- Nêu kết quả.

- HS gài số.

 

 

 

 

- HS đọc cá nhân, đồng thanh: Mười sáu.

- HS nêu cá nhân, nhóm, TT: Số 16 có 2 chữ số là chữ số 1 và chữ số 6.

- HS quan sát mẫu

- Nêu cách viết.

- Thực hành viết bảng con.

 

- HS nêu cá nhân: 13,16

 

*Làm quen với các số: 11,12,14, 15.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4.

- Nêu nhiệm vụ:

+ Bước 1: Đếm xem mỗi nhóm quả có số lượng là bao nhiêu.

 + Bước 2: Lấy số que tính tương ứng với số quả vừa đếm được.

+ Bước 3: Gài số chỉ số quả và số que tính.

+ Bước 4: Đọc và viết số

- GV yêu cầu HS nhắc lại nhiệm vụ.

- GV yêu cầu nhóm làm việc và tự cử nhóm trưởng để điều hành.

- GV quan sát, giúp đỡ các nhóm.

- GV mời các nhóm lên trình bày kết quả.

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm.

- Yêu cầu đọc các số: 11, 12, 13, 14, 15, 16.

 

 

- Nhận xét điểm giống và khác nhau của các số trên.

 

 

=> GV chốt:  Đó cũng chính là nội dung bài học ngày hôm nay: các số 11, 12, 13,14,15,16.

- GV ghi bảng.

* Giải lao

 

- HS thực hiện ngồi theo nhóm.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhắc lại các bước.

- HS làm việc theo nhóm.

 

 

- Mỗi nhóm trình bày kết quả với một số mà nhóm mình yêu thích.

 

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hiện đếm xuôi, đếm ngược từ 11 đến 16 và từ 16 về 11.

- HS nêu cá nhân:

+ Giống: Đều là số có 2 chữ số, có chữ số 1 đứng trước.

+ Khác: Chữ số đứng sau khác nhau.

- HS nhắc lại tên bài cá nhân, đồng thanh.

 

 

 

- HS khởi động theo bài hát:

2. Luyện tập:

Bài 1: Số?

- GV đưa bài tập.

- Quan sát, nhận xét mẫu.

 

 

 

- Rút ra cách làm của bài tập.

 

- Yêu cầu học sinh đếm và nêu kết quả.

 

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Đọc lại các số ở bài tập 1.

+ Nhận xét điểm giống nhau và khác nhau của các số trên.

 

 

+ Đứng ngay trước số 11 là số nào?

+ Đứng ngay sau số 10 là số nào?

+ Thực hiện đếm từ 10 đến 16.

+ Thực hiện đếm từ 16 về 10.

 

 

- HS quan sát, nêu yêu cầu.

- HS nêu cá nhân:

+ Điền số 10 vì có 10 khối lập phương.

……………………….

- HS nêu: Đếm số khối lập phương rồi điền số tương ứng.

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS nêu kết quả.

 

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS nêu cá nhân:

+ Giống: Đều là số có hai chữ số, đều có chữ số 1 đứng trước giống nhau.

+ Khác: Chữ số đứng sau khác nhau.

- Số 10.

- Số 11.

- HS thực hiện cá nhân, đồng thanh.

Bài 2: Tổ chức dưới dạng trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.

- GV nêu luật chơi: Nêu nhanh và đúng số lượng của các nhóm đồ vật thì sẽ được thưởng một tràng pháo tay.

- Tuyên dương, khen thưởng HS.

- Chốt: Yêu cầu đọc lại các số ở BT2.

C. Củng cố, dặn dò:

+ Tiết học hôm nay chúng ta được làm quen với những số nào?

+ Những số này có điểm gì giống và khác nhau?

- Thực hiện đếm từ 0 đến 16, từ 16 về 0

- Nhận xét tiết học.

 

 

- HS nghe phổ biến luật chơi.

- Thực hiện chơi cá nhân.

 

 

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

 

 

- HS nêu cá nhân.

 

 

- HS đếm đồng thanh.

 

 

                              

BÁO CÁO HỘI THẢO MÔN TOÁN LỚP 1 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU

THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

Tân Việt, ngày 8 tháng 1 năm 2021

Người thực hiện : Tiêu Thị Chuyên- Phó hiêu trưởngtrường TH Tân Việt – Thanh Hà

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học lớp 1, tạo cơ hội cho CBQL và GV trao đổi, chia sẻ, cùng tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình GDPT 2018 của giáo viên lớp 1 tại các trường Tiểu học. Sau hội thảo chuyên đề môn Tiếng Việt tại trường TH Thanh Hải,hôm nay, trường Tiểu học Tân Việt tiếp tục tổ chức hội thảo sách giáo khoa môn toán lớp 1 bộ sách Cánh Diều.

Về dự và chỉ đạo hội thảo có:

1. Đồng chí Nguyễn Hữu Thiên – Phó trưởng phòng Tiểu học Sở GD&ĐT Hải Dương.

2. Đồng chí Nguyễn Thị Bích Huệ – Phó trưởng phòng Tiểu học Sở GD&ĐT Hải Dương.

3. Đồng chí Lê Thị Chuyên – Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Thanh Hà

4. Đồng chí Nguyễn Đức Vương – Chuyên viên phòng GGD&ĐT huyện Thanh Hà

cùng  9 trường Tiểu học trong huyện cùng dạy sách Toán Cánh Diều.

II.THỰC TRẠNG VIỆC DẠY HỌC TOÁN 1 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU THEO CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG 2018

1. Thuận lợi

          - Phòng GD&ĐT Thanh Hà quản lý, chỉ đạo sát sao việc triển khai CTGDPT 2018 đặc biệt với lớp 1.

- Tất cả GV tham gia giảng dạy lớp 1 đã được tham gia lựa chọn SGK, được tập huấn chương trình sách giáo khoa do PGD, SGD,  BGD tập huấn. Đội ngũ GV nhiệt huyết, có nhiều kinh nghiệm dạy học lớp1, chuẩn bị sẵn tâm thế triển khai chương trình GDPT 2018.

          - Trong hè và 18 tuần học qua, BGH các nhà trường đã đồng hành cùng tổ 1  sinh hoạt chuyên môn để trao đổi, thảo luận tháo gỡ những khó khăn khi giảng dạy, yêu cầu GV cùng tổ chuyên môn linh hoạt trong quá trình thực hiện.

- Đa số PHHS đều quan tâm đến việc học của con em: mua và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc con em học bài ở nhà, sẵn sàng ủng hộ về cơ sở vật chất (mua ti vi kết nối được Internet) phục vụ cho việc học tập của con em.

Về sách giáo khoa:

Qua tham khảo, nghiên cứu 5 bộ sách, chúng tôi thấy bộ SGK Cánh Diều khá phù hợp với tình hình thực tế của trường cũng như điều kiện KT-XH ở địa phương. Mức độ kiến thức trong bộ sách đi từ thấp đến cao, dễ đến khó. Đặc biệt, sách đề cao mục tiêu “Mang cuộc sống vào trong bài học - Đưa bài học vào trong cuộc sống”, mỗi chủ đề trong SGK Toán 1 Cánh Diều đều được bắt đầu bằng một tranh vẽ gần gũi, phù hợp với nội dung, mỗi chủ đề được phân chia thành các bài học, mỗi bài học lại được tổ chức thành một chuỗi hoạt động học tập của HS hướng đến việc khám phá, phát hiện, thực hành, vận dụng, giải quyết vấn đề trong thực tiễn, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. 

Sách Toán 1 Cánh Diều tinh giản, thiết thực nhưng vẫn thực hiện đầy đủ nội dung của chương trình, là điều mà các giáo viên rất tâm đắc. Đổi mới và sáng tạo sâu sắc nhưng vẫn đậm nét kế thừa chương trình hiện hành đã khiến SGK Toán lớp 1 Cánh Diều không lạ lẫm khi GV tiếp cận và thực hiện bài giảng.

2. Khó khăn

- Vì là năm đầu tiên thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa nên giáo viên còn bỡ ngỡ trong việc tiếp cận chương trình GDPT mới. Mặc dù đã được tập huấn, nghiên cứu kĩ chương trình song một số GV còn lúng túng khi thực hiện PPDH mới, việc hình thành phát triển một số năng lực, phẩm chất cho HS GV làm chưa tốt.

- Việc soạn bài của GV còn mất nhiều thời gian, công sức gây áp lực, quá tải về cả sức khoẻ lẫn tinh thần ảnh hưởng đến việc giảng dạy.

- Do hệ thống mạng  Internet không ổn định, còn chậm gây mất thời gian khi GV khai thác ngữ liệu trên sáchđiện tử.

-Còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con mình, coi việc dạy con học là việc của cô.

Về sách giáo khoa:

Với bộ sách Cánh diều, bên cạnh những ưu điểm nổi bật, cũng còn những bất cập cần có sự điều chỉnh. Cụ thể:

- Sách đã đưa thêm nội dung kiến thức khá trừu tượng với học sinh. VD bài Khối hộp chữ nhật,Khối lập phương (SGK trang 52).

- Sự sắp xếp một số bài học trong sách chưa khoa học, yêu cầu của một số bài tập khá dài, chưa logic với môn Tiếng Việt, nhiều chữ trong yêu cầu của bài tập các em chưa được học, hạn chế trong việc các em hiểu được đề bài.

VD: Các yêu cầu của Bài 1, 2 trong bài Khối hộp chữ nhật, Khối lập phương.... (trang 52 – Toán 1). Bài 1: Xem các hình sau rồi kể tên đồ vật có dạng khối hộp chữ  nhật, khối lập phương. Bài 2: Mỗi hình sau có bao nhiêu khối hộp chữ nhật? khối lập phương? Xếp hình em thích bằng những khối hộp chữ nhật và những khối lập phương. Bài này dạy trong tuần 10, ở thời điểm này nhiều tiếng các em chưa đọc được. Hay bài Các số 11,12,13,14,15,16, các em chưa học vần ươi trong khi đó các em phải đọc số "mười một, mười hai,..." thì mới làm được bài 3 trang 87, bài 3 trang 90...).

- Số lượng kiến thức trong một bài còn tương đối nặng, chưa rõ ràng.

VD:  Bài Các số 7, 8, 9.Thời điểm đầu năm học mà một bài học sinh phải học đến ba số 7, 8, 9; trong khi chương trình cũ các em được học  bài này trong 3 tiết hay bài Các số 11,12,13,14,15,16. Đây là bài đầu tiên các em làm quen với số có 2 chữ số,học sinh  phải học tới 6 số, các tiết tiếp theo các em đã làm quen thì chỉ học 4 số (Bài các số 17,18,19,20).Bài Lớn hơn, dấu >. Bé hơn, dấu <. Bằng nhau, dấu = cũng chỉ dạy trong 1 tiết; trong khi đó chương trình cũ dạy thành 3 tiết.Dấu lớn hơn, dấu bé hơn, dấu bằng học từ tuần 4 xong các bài học tiếp theo không có những dạng bài tập về điền dấu này khiến học sinh quên kiến thức đã học.

- Nội dung kiến thức về bảng cộng, bảng trừ các số trong phạm vi 10 chưa tường minh. SGK không phân chia cụ thể từng bài về bảng cộng, bảng trừ các số trong phạm vi 10 mà chỉ chọn lọc dạy bốn bài Phép cộng trong phạm vi 6; Phép cộng trong phạm vi 10; Phép trừ trong phạm vi 6; Phép trừ trong phạm vi 10. Mặc dù mỗi bài đã dạy thành 2 đến 3 tiết nhưng không cụ thể, kiến thức trong từng bài không rõ ràng như sách cũ (Có từng bài với từng phép cộng, phép trừ trong phạm vi, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10) nên HS khó ghi nhớ kết quả các phép tính, làm bài tập còn sai nhiều.

- Quy trình hình thành số trong SGK chưa hợp lí : Từ đồ dùng trực quan (vật thật) – chữ ghi số - số - viết số.

-  Khi học bài So sánh các số trong phạm vi 100 (trang 109). Học sinh mất thời gian nhìn bảng các số từ 1 -> 100 để so sánh thứ tự số trong dãy số làm cho các em ghi nhớ máy móc.

- Nội dung bài học trong  sách giáo khoa không phân chia thành từng tiết rõ

 ràng (còn gộp 2, 3 tiết vào 1 bài học) dẫn đến khó khăn khi soạn bài và phân chia

lượng kiến thức cho phù hợp trong mỗi tiết học.

- Sách giáo viên nội dung soạn và hướng dẫn còn quá ngắn gọn, sơ sài chưa diễn tả được hết ý tưởng của SGK gây khó khăn đối với giáo viên khi muốn tìm hiểu nội dung và ý tưởng của sách nhất là đối với GV mới dạy lớp 1.

III. GIẢI PHÁP

Để tháogỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy môn Toán lớp 1, chúng tôi đã thực hiện như sau:

Thứ nhất:Trước khi vào năm học, tất cả GV trong tổ chuyên môn cùng BGH nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi chia sẻ để thống nhất xây dựng kế hoạch giáo dục của môn học theo từng tuần trên tinh thần Chương trình là pháp lệnh, SGK chỉ là lựa chọn. Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của chương trình để soạn bài, điều chỉnh nội dung học tập. Phân chia các bài học thành từng tiết cho hợp lí phù hợp với năng lực của giáo viên và học sinh. Với những bài học có yêu cầu dài, học sinh chưa đọc được thì giáo viên đọc mẫu, học sinh nhắc lại yêu cầu nhiều lần và thực hiện làm miệng.Chuyển một số bài tập có nội dung dài, khó hiểu thành những câu chuyện hoặc trò chơi để học sinh dễ tiếp thu. Khi dạy các bài về hình thành các số có thể thay đổi quy trình từ đồ dùng trực quan (vật thật) – số lượng (số) – cách đọc số - cách viết số.Với bài Phép cộng trong phạm vi 6; Phép cộng trong phạm vi 10; Phép trừ trong phạm vi 6; Phép trừ trong phạm vi 10 nên xây dựng lại nội dung từng tiết học. Tổ chức tách mỗi tiết học sinh học một bảng cộng hoặc một bảng trừ để các em dễ ghi nhớ. Nếu thời lượng dạy không đủ có thể chuyển xuống tiết tăng buổi 2/ngày. Bài so sánh các số trong phạm vi 100 giáo viên vẫn có thể linh hoạt giới thiệu cách so sánh các số theo hàng như chương trình cũ để học sinh dễ nhớ, dễ hiểu.

Thứ hai: Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống; kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn. Cấu trúc bài học bảo đảm tỉ lệ cân đối, hài hoà giữa kiến thức cốt lõi, kiến thức vận dụng và các thành phần khác.        

Sử dụng đủ và hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với môn Toán; với học sinh nên sử dụng bảng con, phấn trắng để vừa rèn cho các em cách trình bày, giáo viên vừa dễ kiểm soát được tất cả học sinh. Ngoài ra, khuyến khích giáo viên có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm phù hợp với nội dung học và các đối tượng học sinh; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp và hiệu quả.

Thứ ba: Trong mỗi tiết dạy GV cần chú ý đưa ra các nhiệm vụ ngắn gọn và cụ thể. Có thể áp dụng các kí hiệu của Công nghệ vào dạy học Toán. Mỗi khi đưa ra nhiệm vụ, GV cần nghiêm khắc và yêu cầu 100% HS trong lớp phải thực hiện.

Thứ tư : Khi dạy bài Khối hộp chữ nhật, khối lập phương GV không đặt nặng kiến thức khái niệm khoa học về Khối hộp chữ nhật, khối lập phương mà chỉ cần đơn giản giúp HS nhận biết được Khối hộp chữ nhật, khối lập phương qua hoạt động thực tế quan sát, sờ, nắm... các đồ dùng, vật thật.

IV. PHÂN TÍCH BÀI SOẠN MINH HỌA

Tên bài : Các số11;12;13;14;15;16

Bài dạy trong 2 tiết: Dự kiến tiết 1 gồm HĐ khởi động, Khám phá, Luyện tập (bài 1,2). Tiết 2 gồm HĐ luyện tập, vận dụng (bài 3,4,5).

          Lí do chọn bài dạy:

- Đây là bài học đón đầu nội dung học toán trong học kì II: Các số trong phạm vi 100.

- Nội dung bài học dài, khó định hướng chia nội dung trong từng tiết học.

- Tranh ảnh trong sách giáo khoa một số hình quả không gần gũi với học sinh địa phương, các em không nhận ra tên quả (quả măng cụt) nên trong tiết học thay thế tranh ảnh bằng vật thật để học sinh có điều kiện quan sát,  sờ, nắm ... khi hình thành kiến thức mới.

- Quy trình hình thành số trong SGK chưa hợp lí : Từ đồ dùng trực quan (vật thật) –chữ ghi số - số - viết số. Chúng tôi đãthay đổi là : Từ đồ dùng trực quan (vật thật) – số lượng (số) – đọc số - viết số.

- Thiết kế bài tập bằng trò chơi để học sinh hứng thú học tập, giảm áp lực, căng thẳng cho các em.

Trong tiết dạy, đã sử dụng các phương tiện dạy học:HS: Bảng con, phấn trắng, các thẻchục que tính và các que tính rời.GV: Giáo án điện tử. Bộ đồ dùng dạy Toán, thẻ chữ, một số loại quả (táo, chanh, nhãn, cà chua).

Phương pháp dạy học : Hỏi đáp, thực hành, trò chơi, trải nghiệm với vật thật.

Hình thức tổ chức dạy học : Hoạt động cả lớp, hoạt động nhóm 2, nhóm 4, hoạt động cá nhân.

Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh:

-  Thông qua các hoạt động trải nghiệm với vật thật, các thao tác với que tính trong từng trường hợp để tạo lập số, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

- Thông qua việc đọc, viết số việc thực hành giải quyết các bài tập về viết số, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giaotiếp toán học.

- Qua quá trình thực hiện tương tự việc tạo lập số, phân tích để ghi số ở bài tập 1, phân tích để viết được số trong bảng ở bài tập 2, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

Trong tiết học đã sử dụng các hình thức đánh giá:

 - Giáo viên đánh giá học sinh: GV quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét bằng lời quá trình học tập của HS thông qua việc học sinh trả lời câu hỏi hoặc học sinh chia sẻ những điều em biết, em hiểu trong các hoạt động. Khen ngợi, động viên HS; nhận xét định tính về các câu trả lời cũng như việc hình thành và phát triển một số năng lực,phẩm chất của HS trong quá trình học tập.

- Tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau. GV tổ chức cho HS được tham gia đánh giá và nhận xét lẫn nhau trong quá trình học nhóm, học cả lớp nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS trong quá trình học môn Toán.

- Học sinh tự đánh giá bản thân mình qua việc nghe giáo viên và các bạn trình bày chia sẻ kết quả, học sinh tự đánh giá được kết quả của mình, để tự điều chỉnh cách học của bản thân.

Như vậy thông qua đánh giá GV rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động dạy học ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ; phát hiện những khó khăn của HS để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định phù hợp về những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi HS để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập của học sinh.

V. KIẾN NGHỊ

1. Với giáo viên:

- GV tích cực nghiên cứu SGK, mục tiêu tiết học, dự giờ đồng nghiệp, điều chỉnh linh hoạt nội dung chương trình để phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp.

- Tăng cường sử dụng các phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học hiện đại để hình thành các năng lực, phẩm chất cho học sinh thông qua môn Toán.

- Kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống như sử dụng bảng con phấn trắng, que tính khi học toán.

- Linh hoạt khi tổ chức đánh giá học sinh.

2. Với tổ chuyên môn:

          - Đổi mới sinh hoạt chuyên môn: tập trung trao đổi, thảo luận nội dung, phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học các môn học;

- Tổ chức chuyên đề theo nghiên cứu bài học để giáo viên có cơ hội tham gia giảng dạy, trải nghiệm và được học hỏi đồng nghiệp.

- Hạn chế họp các nội dung mang tính hành chính, sự vụ.

3. Với các nhà trường:

          Chỉ đạo sát sao việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhất là với lớp 1.

          Tích cực dự giờ, tư vấn phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học cho GV. Tham gia sinh hoạt chuyên môn cùng tổ 1 để kịp thời giải đáp khó khăn, vướng mắc cho GV.

4. Với Phòng giáo dục:

- PGD tiếp tục chỉ đạo các trường sử dụng cùng loại sách tổ chức hội thảo các dạng bài để giúp GV thực hiện tốt chương trình SGK mới.

5. Với Bộ giáo dục:

- Điều chỉnh nội dung, sắp xếp lại các bài học cho khoa học hơn. Đảm bảo lô gic với kiến thức môn Tiếng Việt.

Trên đây là báo cáo chuyên đề hội thảo về sách giáo khoa môn Toán lớp 1 bộ sách Cánh Diều. Chúng tôi rất mong được đón nhận ý kiến đóng góp của các đồng chí, đồng nghiệp; các đồng chí lãnh đạo các cấp để buổi hội thảo được thành công tốt đẹp.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

GIÁO ÁN MINH HỌA

                         Bài dạy: Các số 11,12,13,14,15,16

                                                          GV dạy: Nguyễn Thị Nhạn

I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

-  Đếm, đọc, viết các số từ 11 đến 16.

- Nhận biết thứ tự các số từ 11 đến 16.

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Phát triển các NL toán học: NL mô hình toán học, NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên

- Bài giảng điện tử.

- Các thẻ chục que tính và các que tính rời.

- Các thẻ số từ 11 đến 16 và các thẻ chữ: mười một, ..., mười sáu.

- 4 loại quả: mỗi loại có số lượng là 11, 12, 14, 15

2. Học sinh

- Bộ đồ dùng Toán.

III. Các hoạt động dạy và học

A. Ổn định tổ chức

- GV tổ chức cho HS vận động theo bài hátTập đếm.

+ Lời bài hát đã nhắc đến những số nào?

+ Đó là các số đã học trong phạm vi 10. Trong các số đó số nào lớn nhất ? Số nào bé nhất ? Số nào có 2 chữ số ?

- Nhận xét, tuyên dương học sinh.

 

- HS hát, vận động theo.

 

- HS: 1,2,...,10.

 

- HS trả lời cá nhân.

 

 

B. Bài mới:

1. Khởi động

- GV: Lớp mình những bạn nào đã từng theo mẹ  đi chợ?

- Hôm nay, cô trò sẽ đi chợ qua màn ảnh nhỏ.

+Cô bán hàng bán những loại hoa quả gì?

+Mỗi loại quả có số lượng là bao nhiêu?

- Nhận xét tuyên dương học sinh.

- GV tích hợp GD HS: Các loại quả trên đều rất giàu vi ta min nên rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy chúng ta cần thường xuyên ăn hoa quả. Để đảm bảo vệ sinh, trước khi ăn, chúng ta cần phải rửa và gọt vỏ.

* Làm quensố 13.

(Đưa sile hình ảnh chứa số quả cam)

+ Hãy đếm và cho biết có bao nhiêu quả cam?

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS quan sát trên màn hình.

 

- HS nêu tên các loại quả.

 

- HS hoạt động nhóm 2 thực hiện đếm, trả lời.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS quan sát.

- HS đếm và trả lời:

+ Có mười ba quả cam.

+ Bên trái có mười quả cam, bên phải có 3 quả cam. Có tất cả 13 quả cam.

- Thực hành kiểm tra lại.

- Chốt: 10 quả cam và 3 quả cam tất cả là 13 quả cam.

* GV đưa 13 que tính gồm một thanh 10 và 3 que tính rời.

- Có bao nhiêu que tính?

- GV nhận xét,chốt: 1 thanh gồm 10 que tính và 3 que tính rời là 13 que tính.

+Hai nhóm đồ vật: que tính và quả cam có gì giống nhau?

- Để chỉ số lượng của 2 nhóm đồ vật này ta dùng  số 13. GV gắn số 13.

- Yêu cầu HS đọc số.

- GV nhận xét, chốt cách đọc số: Đọc từ trái sang phải. GV đọc mẫu: Mười ba.

+ Số 13 có mấy chữ số? là những chữ số nào?

 

- Yêu cầu nhắc cá nhân, đồng thanh.

- HD viết số 13:

+ Đưa số 13 mẫu.

+ Nêu cách viết: Thực hiện viết từ trái sang phải. Viết chữ số 1 trước, cách nửa ô viết chữ số 3.

+ Viết mẫu.

- GV nhận xét.

- HS thực hành đếm cả lớp.

 

 

- HS qua sát.

 

- HS trả lời cá nhân.

 

 

- HS đều có số lượng là mười ba.

 

 

 

- HS đọc số: mười ba

 

- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.

- HS nêu cá nhân: Số 13 có 2 chữ số chữ số 1 đứng trước, chữ số 3 đứng sau.

 

 

- HS quan sát.

- HS nghe.

 

 

- Thực hiện viết bảng con.

 

* Làm quen với số 16

- Đưa sile nhóm quả tiếp theo.

- Có bao nhiêu quả xoài?

- GV nhận xét, chốt: Có 16 quả xoài.

+ Hãy lấy sốque tính tương ứng với số quả xoài.

 

+ 16 quả xoài, 16 que tính. Hãy gài số để chỉ số lượng của hai nhóm đồ vật trên.

GV chốt: Để chỉ mười sáu quả xoài, mười sáu que tính ta có số 16.

- Yêu cầu đọc số 16.

 

+ Số 16 có mấy chữ số là những chữ số nào?

- HD viết số 16.

+ Đưa số 16 mẫu.

+ Nêu cách viết số 16.

+ Nhận xét cách viết số của học sinh.

+ Chúng ta vừa được làm quen với hai số nào?

 

 

- HS đếm, trả lời: Có 16 quả xoài.

 

- HS thực hiện với bộ đồ dùng.

- Một HS thực hiện trên bảng lớp.

- Nêu kết quả.

- HS gài số.

 

 

 

 

- HS đọc cá nhân, đồng thanh: Mười sáu.

- HS nêu cá nhân, nhóm, TT: Số 16 có 2 chữ số là chữ số 1 và chữ số 6.

- HS quan sát mẫu

- Nêu cách viết.

- Thực hành viết bảng con.

 

- HS nêu cá nhân: 13,16

 

*Làm quen với các số: 11,12,14, 15.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4.

- Nêu nhiệm vụ:

+ Bước 1: Đếm xem mỗi nhóm quả có số lượng là bao nhiêu.

 + Bước 2: Lấy số que tính tương ứng với số quả vừa đếm được.

+ Bước 3: Gài số chỉ số quả và số que tính.

+ Bước 4: Đọc và viết số

- GV yêu cầu HS nhắc lại nhiệm vụ.

- GV yêu cầu nhóm làm việc và tự cử nhóm trưởng để điều hành.

- GV quan sát, giúp đỡ các nhóm.

- GV mời các nhóm lên trình bày kết quả.

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm.

- Yêu cầu đọc các số: 11, 12, 13, 14, 15, 16.

 

 

- Nhận xét điểm giống và khác nhau của các số trên.

 

 

=> GV chốt:  Đó cũng chính là nội dung bài học ngày hôm nay: các số 11, 12, 13,14,15,16.

- GV ghi bảng.

* Giải lao

 

- HS thực hiện ngồi theo nhóm.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhắc lại các bước.

- HS làm việc theo nhóm.

 

 

- Mỗi nhóm trình bày kết quả với một số mà nhóm mình yêu thích.

 

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hiện đếm xuôi, đếm ngược từ 11 đến 16 và từ 16 về 11.

- HS nêu cá nhân:

+ Giống: Đều là số có 2 chữ số, có chữ số 1 đứng trước.

+ Khác: Chữ số đứng sau khác nhau.

- HS nhắc lại tên bài cá nhân, đồng thanh.

 

 

 

- HS khởi động theo bài hát:

2. Luyện tập:

Bài 1: Số?

- GV đưa bài tập.

- Quan sát, nhận xét mẫu.

 

 

 

- Rút ra cách làm của bài tập.

 

- Yêu cầu học sinh đếm và nêu kết quả.

 

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Đọc lại các số ở bài tập 1.

+ Nhận xét điểm giống nhau và khác nhau của các số trên.

 

 

+ Đứng ngay trước số 11 là số nào?

+ Đứng ngay sau số 10 là số nào?

+ Thực hiện đếm từ 10 đến 16.

+ Thực hiện đếm từ 16 về 10.

 

 

- HS quan sát, nêu yêu cầu.

- HS nêu cá nhân:

+ Điền số 10 vì có 10 khối lập phương.

……………………….

- HS nêu: Đếm số khối lập phương rồi điền số tương ứng.

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS nêu kết quả.

 

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS nêu cá nhân:

+ Giống: Đều là số có hai chữ số, đều có chữ số 1 đứng trước giống nhau.

+ Khác: Chữ số đứng sau khác nhau.

- Số 10.

- Số 11.

- HS thực hiện cá nhân, đồng thanh.

Bài 2: Tổ chức dưới dạng trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.

- GV nêu luật chơi: Nêu nhanh và đúng số lượng của các nhóm đồ vật thì sẽ được thưởng một tràng pháo tay.

- Tuyên dương, khen thưởng HS.

- Chốt: Yêu cầu đọc lại các số ở BT2.

C. Củng cố, dặn dò:

+ Tiết học hôm nay chúng ta được làm quen với những số nào?

+ Những số này có điểm gì giống và khác nhau?

- Thực hiện đếm từ 0 đến 16, từ 16 về 0

- Nhận xét tiết học.

 

 

- HS nghe phổ biến luật chơi.

- Thực hiện chơi cá nhân.

 

 

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

 

 

- HS nêu cá nhân.

 

 

- HS đếm đồng thanh.

 

 

                              


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Giới thiệu sách tháng 1: Chủ điểm ngày Tết cổ truyền Việt Nam CUỐN SÁCH “SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG – BÁNH DÀY” ... Cập nhật lúc : 1 giờ 49 phút - Ngày 6 tháng 1 năm 2022
Xem chi tiết
CƠ BẢN TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID - 19 CHO HỌC SINH (Theo QĐ số 3822/QĐ/BGDĐT ngày 23/11/2020) ... Cập nhật lúc : 1 giờ 45 phút - Ngày 6 tháng 1 năm 2022
Xem chi tiết
Trong không khí hân hoan cùng cả nước chào mừng Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, hòa chung không khí tưng bừng, phấn khởi của hàng triệu học sinh trong cả nước chào đón năm học mới, ng ... Cập nhật lúc : 1 giờ 41 phút - Ngày 6 tháng 1 năm 2022
Xem chi tiết
THÔNG BÁO CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN VIỆT (Về việc đi học trở lại của học sinh toàn trường từ ngày 20/9/2021) ... Cập nhật lúc : 1 giờ 22 phút - Ngày 6 tháng 1 năm 2022
Xem chi tiết
Các em học sinh thân mến! Hiện nay, nhu cầu về giao thông ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, tai nạn giao thông và những bức xúc về giao thông lại đáng gây sức ... Cập nhật lúc : 1 giờ 16 phút - Ngày 6 tháng 1 năm 2022
Xem chi tiết
Tháng 11 lại về trong không khí hân hoan của cả nước hướng về ngày Nhà giáo VN 20 tháng 11, ngày mà cả xã hội với tấm lòng trân trọng tôn vinh công lao cao cả đối với nhà giáo, chúng ta ai c ... Cập nhật lúc : 1 giờ 10 phút - Ngày 6 tháng 1 năm 2022
Xem chi tiết
Ngày Sách Việt Nam là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội. Góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc ... Cập nhật lúc : 16 giờ 4 phút - Ngày 20 tháng 4 năm 2021
Xem chi tiết
Tài trợ cho Dự án “ Phát triển thư viện nhà trường thành hạt nhân văn hóa đọc” trên địa bàn xã Tân Việt , Thanh hà , Hải Dương ... Cập nhật lúc : 15 giờ 48 phút - Ngày 20 tháng 4 năm 2021
Xem chi tiết
BÁO CÁO HỘI THẢO MÔN TOÁN LỚP 1 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 ... Cập nhật lúc : 15 giờ 5 phút - Ngày 20 tháng 1 năm 2021
Xem chi tiết
Hiến máu cứu người là nghĩa cử cao đẹp của mỗi người dân Việt Nam và là truyền thống tương thân tương ái “Lá lành đùm lá rách”, "Trái Tim Khỏe Mạnh - Hiến Máu Cứu Người" của dân tộc ta. ... Cập nhật lúc : 14 giờ 25 phút - Ngày 25 tháng 6 năm 2020
Xem chi tiết
12